Quy trình nấu rượu gạo truyền thống

Quy trình nấu rượu gạo truyền thống

Bài viết về cách nấu rượu gạo truyền thống sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình nấu rượu theo đúng cách mà ông cha ta đã làm và trở thành một nét đặc trưng trong ngành sản xuất rượu gạo truyền thống của người Việt Nam, không những bạn có thể rất dễ dàng để tự nấu ngay tại nhà, nắm được quy trình nấu rượu gạo để có thể lựa chọn cho mình loại rượu an toàn, ưng ý chất lượng lại còn có thể đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nữa.
Rượu gạo hay còn gọi là rượu đó là một loại thức uống rất gần gũi với không chỉ mỗi người Việt chúng ta, từ người già, trẻ em hay phụ nữ, thanh thiếu niên…đều biết đến rượu. Nhưng kiến thức về rượu và văn hóa thưởng rượu của chúng ta thì không nhiều, đơn giản nhất là bạn đã bao giờ thử tự đặt ra những câu hỏi như rượu bắt nguồn từ đâu? rượu có từ bao giờ ? rượu có nguồn gốc như thế nào? và ai là người đầu tiên phát hiện ra rượu. Chắc không có nhiều người nghĩ tới vấn đề này trước lúc này đâu nhỉ? Nhưng không sao, biết muộn còn hơn không biết, chúng ta vẫn có thể thay đổi và sửa đổi nếu trước giờ đã nghĩ sai, còn ngược lại thì hãy cùng chúng tôi làm cho ai cũng có thể hiểu đúng về rượu.
10
Và hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với mọi người về cách nấu rượu gạo truyền thống của của ông cha ta từ bao đời. Cách chọn nguyên liệu tốt nhất để sản xuất rượu gạo, quy trình chuẩn để sản xuất rượu qua một số bước và từng giai đoạn, một số các loại men trên thị trường hiện nay…

Một số nguyên liệu hay dùng để sản xuất rượu truyền thống Việt Nam

Tại mỗi vùng miền, cơ sở nấu rượu khác nhau thì nguyên liệu dùng để nấu rượu cũng sẽ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là gạo hoặc các loại nông sản như: sắn, ngô, tấm,khoai…hoặc dùng một số các loại có tinh bột khác có một số nơi còn dùng mật mía của nhà máy sản xuất đường để làm rượu. Nhưng đối với rượu gạo truyền thống thì khác, ông cha ta chỉ dùng các hai loại nguyên liệu chính đó là gạo tẻ hoặc gạo nếp.
Trước kia, người xưa chỉ dùng men để sản xuất rượu gạo nhưng đến ngày nay thì người ta đã cho thêm một số các nguyên phụ liệu khác để làm tăng hương vị của rượu.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại men, tốt có, xấu có nhưng chuẩn nhất vẫn là các loại men như:Men lá, men thuốc nam, men bánh lá dân tộc, men thuốc bắc, men thuốc tây ( dùng kháng sinh để ức chế vi sinh vật).
Các loại men này bạn có thể mua hoặc tự làm, nhưng khi mua hãy chọn nơi mua uy tín vì men rượu rất quan trọng, nó là yếu tố chính ảnh hưởng đến hương vị của rượu.
Các nguyên liệu phụ khác nên dùng trong quy trình nấu rượu gạo truyền thống để có thể tạo ra hương vị hoặc thúc đẩy qua trình lêm men bao gồm : Nấm men (loại nấm có tác dụng lên men các loại đường khác nhau), nấm mốc (có thể nhanh chóng thủy phân tinh bột thành đường mà không ảnh hưởng tới chất lượng của rượu).

Sơ đồ cách nấu rượu gạo

Cách làm rượu gạo
Sơ đồ đơn giản về quy trình làm rượu gạo
Theo thời gian, quy trình mà người xưa sử dụng cũng đã có chút thay đổi, nhưng đây là quy trình chi tiết nhất được người dân sử dụng rộng dãi nhất.
1

Bước 1.

Ngâm gạo: Gạo trước khi dùng để nấu sẽ được ngâm khoảng 45 phút, như vậy để gạo có thể trương, nở và khi được nấu chín cơm sẽ không bị vón cục.

Bước 2.

Nấu cơm rượu: Nấu cơm rượu cũng đơn giản như khi bạn nấu cơm ăn hằng ngày, nhưng khi nấu cơm làm rượu thì phải nấu nhiều và nấu bằng nồi to nên cơm khi nấu chín phải đảm bảo các vấn đề sau: cơm phảitơi xốp và mềm, không quá ướt, cũng không nên quá khô, đặc biệt không được chỗ sống chỗ chín.

Bước 3.

Làm nguội cơm: Cho cơm ra rổ, thúng, nong hoặc nia để cho cơm nguội bớt, không nên để quá lâu vì như vậy cơm sẽ nguội, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cái rượu. Mức nhiệt khảng 30 độ C sẽ tốt nhất để làm cái rượu ngon.

Bước 4.

Trộn men : Khi cơm đã nguội thì cho men vào trộn, với người xưa, khi không có các dụng cụ cân đo nên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để trộn men. Ngày nay, thường thì 25 gam đến 30 gam trên mỗi 1 kg gạo, tỉ lệ này có thể thay đổi tùy vào từng loại men khác nhau sao cho phù hợp.

Bước 5.

Lên men hở: Sau khi cơm đã được trộn men thì cho vào thiết bị chuyên dụng để lên men giữ nhiệt trong một thời gian nhất định.

Bước 6.

Lên men kín: Với bước này chúng ta cho thêm nước vào với tỉ lệ khoảng từ 2>3L/1kg gạo. Sau đó ủ khoảng 4 ngày sẽ thu được cái rượu.

Bước 7.

Chưng cất rượu lần 1: Với lần đầu chưng cất ta sẽ thu được rượu gốc, rượu này khá nặng có nồng độ cồn từ 55-65 độ. Với loại rượu này thường có lượng andehyt cao, gây hại trực tiếp cho sức khỏe, người uống rất dễ bị ngộ độc. Vì vậy với loại rượu này không nên dùng để uống mà chỉ nên dùng để ngâm.

Bước 8.

Chưng cất rượu lần 2: Tiếp tục chưng cất lần thứ 2 ta sẽ chưng cất được rượu giữa, loại rượu này có nồng độ cồn từ 35 đến 45 độ, rượu này sẽ được dùng để uống nóng hoặc sẽ được cất, dự trữ hoặc đem bán ra thị trường.

Bước 9.

Chưng cất rượu lần cuối: Tiếp tục chưng cất, lần này ta sẽ thu được rượu ngọn loại rượu có nồng độ cồn thấp, vị hơi chua và không còn hương vị của rượu nữa. Rượu này chỉ được dùng để pha chung với rượu gốc, loại rượu thu được từ lần chưng cất đầu tiên và lại chưng cất 1 lần nữa để hạ độ của rượu gốc. Lúc này sẽ thu được rượu giống như loại rượu trung cất ở lần 2 (rượu giữa), sau đó đem cất, tích trữ hoặc đem bán.

Chúc các bạn nấu được những giọt rượu gạo thơm ngon, bổ dưỡng, hay quan trọng hơn bạn có thể hiểu rõ hơn, đúng hơn về cách nấu rượu gạo ngon của Việt Nam để có thể lựa chọn cho mình loại rượu an toàn, ưng ý chất lượng và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để có một sức khỏe thật tốt và cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Nên dùng rượu gạo để ngâm các loại đồ ngâm rượu như : Ba kích tím, Nấm ngọc cẩu hoặc những bài thuốc ngâm rượu tốt

Liên hệ địa chỉ:

1- Số 14, ngõ 222/56 Tựu Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

2- Số 70 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0965 843 973; 0938 289 335; 0962 122 088

Bài Viết Liên Quan