Nhung hươu
Nhung hươu là một trong tứ đại danh dược bổ dưỡng (Sâm, Nhung, Quế, Phụ), được nhiều người lựa chọn để bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Tuy nhiên “nhung hươu là gì” thì không phải ai cũng biết, nhiều người nhầm lẫn nhung hươu với các bộ phận khác trên cơ thể con hươu. Vậy nhung hươu là gì, có những loại nhung hươu nào, thành phần và công dụng của nhung hươu ra sao, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây của Đồ ngâm rượu bác Mạnh.
1. Nhung hươu là gì?
Nhung hươu hay còn gọi là lộc nhung chính là sừng non của con hươu đực. Thông thường vào mùa hè sừng hươu sẽ rụng đi, đến mùa xuân năm sau sẽ mọc sừng mới trở lại. Sừng mới mọc thường rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, bên trong chứa nhiều mạch máu, mô sụn, sờ vào êm mịn như nhung nên được gọi là nhung hươu. Mùa cắt nhung từ tháng 1 – 6 âm lịch hàng năm
Chất lượng nhung hươu phụ thuộc vào giống hươu, khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện chăm sóc…
Trên thị trường nhung hươu có nguồn gốc:
– Việt Nam được phân bố chủ yếu ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
– Nước ngoài như nhung hươu từ Siberia – Nga, nhung hươu New Zealand…
2. Thành phần có trong nhung hươu
Nhung hươu non mới cắt, thành phần có trong nhung hươu rất bổ dưỡng cho cơ thể
Được xem là một trong tứ đại danh dược gồm có “Sâm, Nhung, Quế, Phụ” bởi thành phần của nhung hươu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, tốt và bổ dưỡng cho cơ thể như:
Các loại axit amin, nguyên tố vi lượng, các khoáng chất như Ca, K, Na, Mg, P …. protid, lipid.
Collagen: Được xem là kết cấu chính của protein trong không gian ngoại bào ở nhiều mô liên kết trong cơ thể.
Chondroitin: Đây là thành phần cấu trúc quan trọng của sụn có khả năng giúp các khớp của cơ thể dẻo dai, cứng rắn và bền bỉ hơn.
Pantocrine: Được xem là nguồn nguyên liệu tái tạo tự nhiên được sử dụng để bào chế các loại thuốc đặc hiệu trong việc hỗ trợ điều trị suy giảm sinh lý và giúp trẻ hóa cơ quan sinh sản, cơ quan nội tiết.
Glycosaminoglycans hay còn được gọi là Mucopolysaccharides: Có tác dụng hình thành mô liên kết, tăng cường hấp thu nước, giúp bôi trơn các khớp, đồng thời giúp tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ của khớp. Ngoài ra nó còn có công dụng duy trì độ ẩm mô chống dính.
Acid uronic: Là loại acid hỗ trợ chức năng sinh hóa, giúp tăng cường thể lực, hoạt hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời tạo cảm giác hưng phấn, dễ chịu.
Alkaline Phosphatase: Có nhiệm vụ loại bỏ photphats tập trung từ nhiều loại phân tử, bao gồm các nút Nucleotide, Protein và Ancaloit.
Bạch cầu trung tính: chiếm tỉ lệ 40-70% trong cơ thể loài hươu, đây là thành phần không thể thiếu của hệ miễn dịch tự nhiên, do đó nó có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể một cách tự nhiên, hiệu quả.
Prostaglandin: giúp chống viêm, vết thương nhanh hồi phục. Ngoài ra nó còn có tác dụng sinh lý ở các mô riêng biệt.
Hyaluronic: Đây là Acid duy nhất trong số các Glycosaminoglycans với hình thức trong màng tế bào giúp đỡ đáng kể trong quá trình sản sinh tế bào mới, chuyển hóa các tế bào cũ, do đó nó rất tốt cho các khớp xương và lưu giữ vẻ trẻ đẹp cho làn da.
IGF-1: Đây là 1 loại protein có tác dụng kích thích, điều hòa sự phát triển của các tế bào và nhân trong xương, sụn, tế bào thần kinh, do đó nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển trí não cũng như chiều cao cho trẻ nhỏ.
3. Các loại nhung hươu
Tùy vào các giai đoạn thu hoạch nhung hươu (tuổi nhung hươu) mà nhung hươu được phân thành các loại như sau:
Nhung hươu non mới nhú
-Nhung hươu non: Là nhung hươu thuộc giai đoạn sừng hươu còn non (lộc), được cắt khi sừng non chuẩn bị phân nhánh ở những con hươu từ 3 tuổi trở lên. Loại nhung hươu này có đặc điểm là thân nhung ngắn, mềm, mọng máu, da hồng, đầu tù, chưa phân nhánh, lông rất mịn và thưa.. Ðây là loại nhung tốt nhất và được khai thác triệt để làm thuốc.
Nhung hươu yên ngựa
– Nhung hươu yên ngựa: Đây là loại sừng non bắt đầu phân nhánh nhưng nhánh còn ngắn, chỗ phân nhánh bên dài bên ngắn như yên ngựa. Loại nhung này được đánh giá khá tốt vì đã phát triển đầy đủ nhưng chưa phân hóa thành sừng.
Nhung hươu chìa vôi
– Nhung hươu chìa vôi: Là sừng non mới mọc của những con hươu dưới 3 tuổi nên kích thước nhỏ (khi sấy khô chỉ có trọng lượng khoảng 40 – 50g), chất lượng nhung thấp chỉ ngang nhung hoẵng.
Nhung hươu gác sào
– Nhung hươu gác sào: Đây là loại nhung hươu đã già, lúc này sừng con hươu đã phân nhánh, lông cứng và dày. So với các loại trên thì sản phẩm nhung gác sào có chất lượng kém nhất.
4. Công dụng của nhung hươu
Nhung hươu có nhiều công dụng khác nhau đối với sức khỏe. Các công dụng của nhung hươu có tác dụng bao gồm:
Nhung hươu có tác dụng đối với hệ tim mạch.
Tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng.
Chống lão hóa.
Hỗ trợ tiêu hóa.
Tăng cường sinh lý nam giới.
Hỗ trợ điều trị xương khớp, bệnh gout.
Bên cạnh đó theo y học cổ truyền nhung hươu có vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ huyết, bổ dưỡng, trợ dương, sinh tinh, bổ tủy, mạnh gân xương chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, giúp khỏe xương cốt, kéo dài tuổi thọ.
5. Cách sơ chế nhung hươu tươi
Nhung hươu là một sản vật quý hiếm, giá trị cao. Vì vậy, chế biến và sử dụng thì nhung hươu tươi sau khi mua về cần tiến hành sơ chế sạch sẽ và đúng cách.
Đầu tiên, bạn lấy nhung hươu ra khỏi túi chân không, đem rửa qua nước sạch rồi lau khô. Phần giấy nilon bịt ở gốc nhung có tác dụng ngăn không cho huyết nhung và các dưỡng chất thoát ra ngoài cần được lột bỏ để thực hiện bước sơ chế.
Dùng dao lam cạo sạch phần lông và lớp da cáy màu xám tro bên ngoài nhung hoặc có thể hơ qua ngọn lửa bếp ga để loại bỏ lớp lông này. Lưu ý là phần lông nhung cần được cạo sạch sẽ trước khi sử dụng, bởi nếu ăn phải lông nhung hươu có thể gây ra ho, thậm chí là bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa.
Nhung hươu tươi sau khi làm sạch lông được đem đi rửa với nước gừng hoặc rượu trắng để khử trùng.
NHỮNG CÁCH SỬ DỤNG NHUNG HƯƠU TƯƠI BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO
1. Nhung hươu tươi ngâm rượu
Hiện nay, nhung hươu tươi ngâm rượu đang là phương pháp được nhiều người sử dụng và sử dụng có hiệu quả cao. Đây là một bài thuốc đặc biệt bổ dưỡng có tác dụng tốt cho sinh lý đàn ông. Sau khoảng thời gian ngâm 3 – 6 tháng, món rượu nhung hươu tươi sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất giúp cải thiện chuyện phòng the cho các cặp vợ chồng. Bạn có thể tham khảo cách thức tiến hành và cách sử dụng nhung hươu tươi ngâm rượu được hướng dẫn dưới đây:
Cách tiến hành:
Sau khi được sơ chế và làm sạch, đem bỏ nhung hươu tươi vào bình thủy tinh hoặc bình sành sứ (không ngâm bằng bình nhựa), sau đó đổ rượu nếp loại ngon vào ngâm cùng. Loại rượu ngon từ 45º trở lên được xem là thích hợp nhất dùng để ngâm nhung hươu tươi, bởi nếu ngâm bằng rượu có nồng độ cồn thấp sẽ có nguy cơ gây thối rữa nhung hươu.
Khi ngâm rượu nhung hươu tươi bạn có thể đem thái lát, chẻ nhỏ hoặc để nguyên cặp nhung ngâm cho đẹp. Tuy nhiên, cách làm tốt vừa hiệu quả vừa có thể sử dụng đặt trong tủ trang trí cho đẹp, sang trọng đó là giữ nguyên cả cặp nhung hươu tươi ngâm rượu. Thông thường, cứ 100g nhung hươu tươi sẽ ngâm với 2 lít rượu và tốt nhất khi ngâm nên cho phần gốc nhung hươu xuống dưới đáy bình.
Lưu ý, do nhung hươu tươi có huyết nên thường có mùi tanh và vị hơi ngái, khó uống. Để khắc phục tình trạng này, khi ngâm rượu bạn có thể cho thêm một ít thiên niên kiện vào ngâm cùng để tinh dầu cây này kết hợp với các thành phần trong nhung hươu tạo nên mùi thơm dễ chịu, đồng thời tạo màu đẹp mắt cho bình rượu.
Cách sử dụng: Mặc dù nhung hươu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng với món nhung hươu tươi ngâm rượu thì một số đối tượng không nên sử dụng như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú. Trường hợp bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, âm hư hỏa vượng cũng không nên dùng. Để dùng hiệu quả món nhung hươu tươi ngâm rượu giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng sinh lý thì mỗi ngày bạn chỉ cần uống 1 – 2 chén nhỏ sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
2. Nhung hươu tươi nấu cháo
Tiến hành thái lát mỏng nhung hươu tươi bằng dao sắc, sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn nhung hươu, đem bảo quản trong ngăn đá để dùng nấu cháo hàng ngày. Mỗi lần nấu chỉ cho khoảng 2 – 5g nhung hươu tươi băm nhỏ (tương đương với 1 – 2 lát nhung hươu tươi) vào sau khi đã nấu cháo chín nhừ.