Tam thất hoang

Giảm giá!
Tam_that_hoang22Tam_that_hoang8jpgTam_that_hoang7Tam_that_hoang9Tam_that_hoang1Tam_that_hoang10
  • Tình trạng: Còn hàng
  • Giá thị trường: 12.000.000 đ
  • Giá khuyến mãi: 7.500.000 đ

Tam thất hoang là loại tam thất quý hiếm nhất, được xếp và hàng thượng phẩm trong các loại thảo dược, công dụng dược tính cao. Tam thất hoang có tác dụng: Bồi bổ, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, điều tiết hệ miễn dịch. Bảo vệ tim mạch, chống lại tác nhân gây loạn nhịp tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Cầm máu, tiêu viêm, tiêu sưng. Ức chế khối u sinh hướng. Hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Bổ máu, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Tăng cường chức năng sinh lý…

Số lượng

Product Description

Tam thất hoang (Tam thất rừng tự nhiên)

I. Giới thiệu về Tam thất hoang

Tam thất hoang (Tam thất rừng tự nhiên) có tên gọi khác là Tam thất lá xẻ; Sâm vũ diệp; Vũ diệp tam thất; hoàng liên thất; trúc tiết nhân sâm,…

Tên khoa học: Panax bipinnatifidus Araliaceace.

Tam thất hoang phân bố ở nhiều nơi, đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal (cận Himalaya), thường tìm thấy ở các khu rừng ẩm có độ cao từ 1900 – 2400 m. Ở Việt Nam, Tam thất hoang mọc hoang ở các vùng núi cao như vùng núi Hoàng Liên Sơn, Hàm Rồng (Sapa),…. Hiện nay, do khai thác quá mức cũng như phá rừng bừa bãi, nên tam thất hoang ngày càng khan hiếm, cạn kiệt, giá thành ngày càng cao.

1. Đặc điểm thực vật

Tam thất hoang là cây thân thảo, sống lâu năm. Cây thường cao khoảng 0,3 – 0,5 m, có cây phát triển cao gần 1m. Là loại cây ưa bóng và ưa ẩm, thường mọc ở nơi rừng ẩm thấp (vùng nhiệt đới ẩm núi cao)

Hình dạng lá: Tam thất hoang có 2 loại: lá tròn và lá xẻ, lá kép chân vịt có cuống dài từ 6 – 8 cm, không có lông.

Hình dạng hoa và quả: Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, hoa có 5 cánh, 5 nhị và có màu trắng lục. Mùa ra hoa là tháng 4 đến tháng 6 sau đó kết quả. Khi chín quả mọng màu đỏ, hình cầu hơi dẹt, ở đầu quả có chấm đen.

Hình dạng thân (bộ phận sử dụng tốt nhất): thân (gọi là củ) ngầm dài loằng ngoằng dưới đất, rất nhiều mắt, mỗi năm trên thân mọc thêm 1- 2 mắt. Tam thất hoang không có củ gốc hoặc có nhưng rất nhỏ và chỉ có ít rễ con xung quanh.

Vào khoảng tháng 2 đến tháng 3, phần đầu mầm thân rễ phân nhánh ngang sát mặt đất sẽ mọc lên một số chồi. Chồi phát triển thành thân cành và ra lá trong khoảng 1 tháng. Đến tháng 4, mỗi thân mang lá sẽ cho cụm hoa mọc ở đầu cành. Do vậy, cứ khoảng tháng 4 đến tháng 6 là cây cho ra hoa và quả. Sau khi quả chín, khoảng tháng 9 đến tháng 10, toàn bộ phần thân trên bị tàn héo nhanh chóng do môi trường mưa lũ và rụng đi nên để lại các vết sẹo trên thân. Đây cũng là cách nhận biết tuổi của cây.

2. Phân loại tam thất hoang:

Dựa trên màu sắc của lõi củ, tam thất hoang được chia thành 5 loại:  xám ghi (tím khoai môn) – đỏ tía – vàng – xanh – trắng. Trong 5 loại chỉ có vàng và xám ghi được đánh giá là có hàm lượng dược chất cao hơn, thường làm giả Sâm Ngọc Linh, 3 loại còn lại thì hàm lượng dược chất ít hơn không làm giả được Sâm Ngọc Linh.

Dựa vào hình thái lá: Lá tròn vị của loại tam thất lá tròn là đắng ngọt nhẹ giống nhân sâm, gần giống với Sâm Ngọc Linh. Còn lá xẻ, vị tam thất lá xẻ đắng gắt khó ăn, ăn thử cảm giác ngứa ở cổ họng.

Chính vì thế, loại lá tròn sẽ có giá cao gấp đôi hoặc gấp ba lần so với loại lá xẻ. Ngoài ra, cây tam thất hoang lá tròn 1 năm thường ra 1 nhánh cây, đây mới là loài cùng chi với Sâm Ngọc Linh và dựa trên số mắt trên củ có thể ước tính được số tuổi. Còn tam thất hoang lá xẻ thì 1 năm có thể ra 2 đến 3 nhánh cây nên loại này giá không cao và chất lượng không bằng lá tròn.

Mùa khai thác tam thất hoang: Tam thất hoang thường rụng lá vào mùa Đông để tạo mắt (gọi là ngủ nghỉ), đến mùa Xuân cây đâm chồi nảy lộc, cây phát triển. Bà con đi rừng sẽ nhìn thấy cây và đào về để bán. Do vậy, mùa khai thác tam thất hoang thường vào cuối Xuân đầu mùa Hè (tháng 3-5 hàng năm). Hết thời điểm này thì có rất ít tam thất hoang.

                           Hình tam thất hoang lá tròn                                  Hình tam thất hoang lá xẻ

II. Công dụng và cách dùng Tam thất hoang

1. Thành phần hóa học:

Thành phần của tam thất hoang gồm có: Saponin triterpen nhóm olean: Chikusetsusaponin IV, zingibrosid R1, ginseninosid R0, ginseninosid Re, ginseninosid Rg1, ginseninosid Rg2.

Cây tam thất hoang chứa nhiều hoạt chất saponin. Ngoài các thành phần này ra, cây còn chứa nhiều dược chất gần giống ở Sâm Ngọc Linh. Tương tự như sâm Ngọc Linh, tam thất hoang có thành phần G-Rg1, G-RB1, GR2 nhưng tỉ lệ chỉ bằng 60% so với sâm Ngọc Linh. Vì tam thất hoang có 100% các thành phần quý của Sâm Ngọc Linh, nên tam thất hoang giờ đây rất được nhiều ngươi ưa chuộng sử dụng.

2. Tác dụng của Tam thất hoang

Tam thất hoang là loại tam thất quý hiếm nhất, được xếp vào hàng thượng phẩm trong các loại thảo dược, công dụng dược tính cao nhất

Xếp loại công dụng của tam thất thì: Tam thất hoang (Tam thất rừng tự nhiên) tốt hơn tam thất trồng, tam thất tươi tốt hơn tam thất khô. Tác dụng của các loại tam thất tương đối giống nhau, nhưng riêng tam thất hoang có tác dụng vượt trội hơn hẳn đó là:

  • Bồi bổ, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, điều tiết hệ miễn dịch
  • Bảo vệ tim mạch, chống lại tác nhân gây loạn nhịp tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Cầm máu, tiêu viêm, tiêu sưng (những trường hợp chảy máu do chấn thương, kể cả nội tạng, tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím)
  • Ức chế khối u sinh hướng
  • Hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
  • Bổ máu, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
  • Kích thích thần kinh, chống trầm uất
  • Bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, người gầy yếu, suy nhược
  • Hỗ trợ chữa thiếu máu, thống kinh, băng huyết
  • Hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu cấp và mạn tính
  • Giảm đau, chống viêm…
  • Tăng cường chức năng sinh lý

Hình ảnh củ tam thất hoang

3. Cách sử dụng Tam thất hoang

Tam thất hoang có cách dùng đa dạng: ngâm rượu, ngâm mật ong, hãm trà uống, sơ chế khô để tán bột, hấp ăn, hầm gà, làm thuốc …

3.1. Tam thất hoang ngâm rượu

Chuẩn bị:

  • 1kg tam thất hoang
  • Bình thủy tinh dung tích 10-12 lít, cũng có thể dùng các bình thủy tinh phù hợp với hình dáng củ
  • 8 – 10 lít rượu trắng 40 độ

Cách ngâm:

  • Rửa sạch củ tam thất, để ráo, tráng rượu
  • Tam thất cũng giống như Sâm Ngọc Linh, có dáng vẻ sang trọng, độc đáo, đẹp theo thời gian. Chúng ta nên chọn bình phù hợp với dáng của củ vừa đảm bảo chất lượng và đảm bảo cả yếu tố hình thức.
  • Cho một ít rượu vào bình trước, sau đó cho củ vào bình, khi cho hết củ vào bình, tiếp tục đổ rượu đầy bình, đạy nắp lại. Thông thường 1kg tam thất ngâm với 8 – 10 lít rượu. Tuy nhiên nhiều củ có dáng thế đẹp, có thể ngâm tỷ lệ 1kg với 15 lít rượu.
  • Thời gian ngâm 6 tháng trở ra là được, ngâm càng lâu uống càng ngon.
  • Mỗi ngày, chỉ nên uống 1-2 ly khoảng 50 – 100 ml. Tuyệt đối không uống nhiều và để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa, nên uống sau khi ăn.

3.2. Tam thất hoang ngâm mật ong

Chuẩn bị:

  • 500 g tam thất hoang
  • 1 hũ thủy tinh dung tích 1,5 – 2 lít
  • 1 lít mật ong nguyên chất (Có mật ong rừng là tốt nhất)

Cách ngâm:

  • Rửa sạch củ tam thất, để ráo
  • Thái lát mỏng, sau đó phơi trong bóng râm 2 – 3 h, để củ khô bớt lại, khi ngâm mật ong không bị lên ga bọt nhiều, không bị chua.
  • Sau đó, cho tam thất vào hũ thủy tinh và đổ ngập mật ong theo tỷ lệ: 500 g tam thất đổ 1 lít mật ong, đậy kín nắp và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Sau khoảng 1 tháng ngâm là có thể sử dụng được.
  • Mỗi ngày dùng 2-3 lát tam thất cùng 1-2 thìa cà phê mật ong, pha với nước ấm để uống vào buổi sáng

3.3. Tam thất hoang pha trà (hãm trà)

  • Rửa sạch củ tam thất, để ráo
  • Thái lát mỏng
  • Sử dụng 1 – 2 g tam thất cho vào cốc nước sôi và hãm 5 phút là có thể uống. Có thể hãm một vài lần cho đến khi thấy nước nhạt dần thì ngừng và lấy phần bã nhai nuốt luôn.

3.4. Tam thất hoang xay bột

  • Rửa sạch củ tam thất, để ráo, có thể thái lát hoặc để cả củ phơi nắng. Phơi 7-8 nắng hoặc sấy bằng máy sấy dược liệu khoảng 2 ngày là khô. Sau đó xay củ khô thành bột để dùng.
  • Cách dùng: ngày dùng 2-3 g pha với nước ấm, có thể cho thêm chút mật ong uống cùng. Uống trước bữa ăn sáng hoặc sau bữa ăn chính 2 h.

Hình ảnh củ tam thất hoang khô

Hoặc tam thất hoang hầm gà, hầm thịt lợn, hầm thuốc bắc,… đều được.

4. Lưu ý khi sử dụng tam thất hoang

Những người sau đây không nên dùng tam thất hoang:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Người bị tiêu chảy, đau bụng.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi.

Một số hình ảnh bình tam thất hoang ngâm rượu

 

 

Giá Tam thất hoang tươi phụ thuộc vào trọng lượng củ, dáng thế và từng thời điểm trong năm

5-6 củ/kg: 15 – 17 triệu đồng /kg

7-8 củ/kg: 12 – 15 triệu đồng/kg

9-10 củ/kg giá: 10 – 12 triệu đồng/kg

15-20 củ/kg:   7 – 8 triệu đồng/kg

Hàng củ nhỏ: 3 – 5 triệu đồng/kg

Các củ to, già có thể giá một vài chục triệu/củ

Liên hệ mua hàng:

Đồ ngâm rượu bác Mạnh

Số 14, ngõ 222/56 Tựu Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Số 70 Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

       Hotline 24/7: 0965 843 973, 0938 289 335 0962 122 088

Bài Viết Liên Quan